Mrbeansdream's Blog

evergreenlife

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Posted by mrbeansdream trên Tháng Chín 12, 2009

Biểu dưới dây sẽ cung cấp các thông tin về biểu đồ phát triển ngôn ngữ điển hình ở trẻ để các bạn tham khảo, dẫn chiếu để biết so sánh sự phát triển ở trẻ với “cữ ” phổ biến

6 tháng tuổi:
– Phát các âm có ngữ điệu;
– Có phản ứng khi được gọi tên;
– Khi nghe thấy giọng nói có thể phản ứng bằng các cử động của đầu và mắt;
– Nhận biết được sắc thái tình cảm( yêu, ghét,..) qua giọng nói;

12 tháng
– Có thể dùng được 1 hoặc nhiều từ có nghĩa;
– Có thể hiểu những sự giới thiệu đơn giản đặc biệt là khi phát âm đi liền với các cư chỉ mô tả;
– Thực hành các biến tố;
– Nhận thức đã giá trị giao tiếp xã hội của ngôn ngữ ;

18 tháng

– Có thể có vốn từ lên tới 5-20 từ;
– Từ vựng có thể đủ để tạo thành những danh từ chính;
– Sử dụng được một số từ láy ( lấy từ hoặc láy âm );
– Nói bi bô với nhiều nội dung biểu cảm;
– Có thể làm theo các mệnh lệnh đơn giản;

24 tháng:

– Có thể gọi tên một số vật dụng xung quanh;
– Có thể sử dụng được ít nhất 2 giới từ, thông thường là: trong, trên, dưới;
– Kết hợp các từ thành một câu ngắn có sử dụng các từ liên kết giữa động từ và danh từ dài khoảng 1.2 từ;
– Khoảng 2/3 những gì trẻ nói có thể hiểu được;
– Từ vựng khoảng 150-300 từ;
– Ngữ điệu và khả năng biểu cảm còn hạn chế ;
– Còn chưa làm chủ được âm vực và giọng nói ;
– Có thể sử dụng 2 đại từ nhân xưng : ngôi thứ 1 số ít và ngôi thứ hai số ít cho dù đôi khi còn chưa chính xác ;
– Có thể hiểu và làm theo khi được yêu cầu chỉ các bộ phận như mắt, mũi, mồm, tóc.

36 tháng

Sử dụng các đại từ một cách chính xác;
– Có thể dùng một số đanh từ số nhiều và thời quá khứ;
– Biêt ít nhất 3 giới từ thương là: trong, trên, dưới;
– Biết một số bộ phận chính của cơ thể và có thể tự chỉ cho mọi người;
– Có thể nói được các câu đơn giản gồm 3 từ một cách dễ dàng;
– Biết khoảng 900-1000 từ ;
– Khoảng 90% những câu trẻ diễn đạt đều có thể hiểu được ;
– Các động từ bắt đầu trở thành chiếm ưu thế trong câu nói;
– Hiểu phần lớn các câu hỏi đơn giản về môi trương xung quanh trẻ và các hành động;
– Bằng cách liên hệ với thực tế trẻ có thể suy luận nhất định ví dụ trẻ có thể suy luận được với những câu hỏi kiểu như “con sẽ phải làm gì khi con buồn ngủ, đói, lạnh hay thấy khát nước ?’
– Có thể nói tên, tuổi, giới tính của bản thân;
– Không nên kỳ vọng rằng trẻ sẽ trả lời tất cả các câu hỏi đặt ra cho dù có thể trẻ biết là bạn đang mong đợi câu trả lời từ bé.

48 tháng
– Gọi tên được các con vật quen thuộc;
– Có thể sử dụng được ít nhất 4 giới từ hoặc thể hiện được rằng trẻ hiểu ý nghĩa của các yêu cầu mà người khác đặt ra cho bé;
– Có thể biết 1 hoặc nhiều màu sắc;
– Có thể nhắc lại 4 ngón chân hoặc ngón tay khi được chỉ
– Có thể nhắc lại các từ có 4 âm tiết;
– Hiểu đúng từ trên, dưới;
– Biết hầu hết các nguyên âm một số phụ âm bắt đầu được sử dụng p, b, m, w, n ;
– Diễn đạt bằng lời khi thực hiện các hành động;
– Hiểu các khái niệm so sánh như dai hơn, ngắn hơn… khi có sự thấy được sự tương phản giữa các vật;
– Sẵn sàng để tuân thủ theo các mệnh lệnh dơn giản mặc dù có thể không có vật kích thích, khuyến khích ở trước mặt ;
– Rất hay nhắc lại các từ, cụm từ, âm tiết hoặc thậm chí âm thanh

60 tháng
– Có thể sử dụng các từ để mô tả ở cả dạng tính từ và trạng từ;
– Biết một số cặp từ đối nghĩa cơ bản như: to-nhỏ, mềm- cứng,..;
– Có khái niệm về số lượng đến số 4 hoặc nhiều hơn ;
– Có thể đếm từ 1 đến 10;
– Diễn đạt câu hoàn toàn sáng tỏ
– Có thể dùng nguyên âm và một số phụ âm m,p,b,h,w,k,g,t,d,n,ng,y;
– Có thể nhắc lại một câu dài 9 từ
– Có thể định nghĩa công dụng của một số đồ dùng như mũ, giày, ghế;
– Có thể làm theo 3 yêu cầu liên tục;
– Có thể nói rõ tuổi của bé;
– Có thể hiểu được các khái niệm thời gian đơn giản như sáng, chưa, chiều tối, muộn sớm, trong khi, hôm qua, hôm nay;
– Có thể diễn đạt bằng những câu tương đối dài, câu phức hợp;
– Nhìn chung việc diễn đạt đúng về ngữ pháp;

6 tuổi

– Có thể sử dụng thêm một số phụ âm như f, v, sh, zh, th,;
– Khái niệm về số có thể tới số 7;
– Việc diễn đạt rõ nghĩa và có thể giao tiếp độc lập;
– Có thể nói chuyện về một chủ đề/ vật nào đó một cách có liên kết hơn, nhìn thấy quan hệ giữa hiện tượng và những điều xảy ra;

7 tuổi:
– Có thể sử dụng thành thạo các cặp từ đối nghĩa như: con gái- con trai, ngọt-chua, dài- ngắn ;
– Có thể hiểu các khái niệm: giống như, khác biệt, bắt đầu, kết thúc ..;
– Có thể xác định thời gian chính xác trong khoảng 15phút ;
– Có thể đọc viết nhiều từ.

8 tuổi:

Có thể liên hệ các sự kiện có liên quan diễn ra tại các thời điểm khác nhau;
-Sử dụng dễ dàng các câu phức hợp;
– Có thể đọc và viết một số thành phần cấu thành câu đơn giản;
– Có thể nói chuyện với người lớn;
– Hiểu rõ các khái niệm về thời gian và con số.

Bạn có thể test nhanh để xem khả năng phát triển ngôn ngữ cho bé yêu

To be continued

Biện pháp can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Các bài viết liên quan

Để con khôn lớn thành đạt

Để con khôn lớn thông minh

Bình luận về bài viết này