Mrbeansdream's Blog

evergreenlife

Hâuquả của sử dụng đường đối với não bộ của trẻ

Posted by mrbeansdream trên Tháng Tám 12, 2009

Nhà nghiên cứu Bệnh Nhi người Anh Malcolm Peet đã thực hiện phân tích so sánh mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh trí não. Kết luận của ông đã khiến nhiều người ngạc nhiên: Có một mối quan hệ mật thiêt giữa việc dung nạp vào cơ thể lượng đường cao và nguy cơ bị bệnh trầm cảm và bệnh tâm thần phân liệt.

Thực tế về lượng đường nạp vào cơ thể có thể gây tích tụ độc tố cho não bộ đã được xác định.

– Thứ nhất, đường đã vô hiệu sự hoạt động của một loại horemone tăng trưởng quan trọng của não bộ gọi là BDNF. Loại hormone giúp cho các tế bào thần kinh luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, cũng như đóng vai tro quan trọng trong việc duy trì chức năng của bộ nhớ bằng cách ngăn cản sự lão hóa các tế bào thần kinh. Đối với những bệnh nhân bị trầm cảm và thần kinh phân liệt, mức BDNF đặc biệt thấp. Điều này giải thích tại sao cả hai loại bệnh về thần kinh này đều thường dẫn tới sự thu hẹp lại của một số bộ phận chủ yếu của não bộ theo thời gian (Ví dụ: trầm cảm kinh niên thường dẫn tới tổn thương não bộ). Cũng có những chứng cứ từ nghiên cứu trên cơ thể động vật vê việc mức BDNF thấp có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

– Thứ hai, sử dụng nhiều đường cũng châm ngòi cho phản ứng hóa chất trong cơ thể con người có khả năng gây viêm nhiễm kinh niên. Trong một điều kiện nhất định (như khi cơ thể bạn cần để kín miệng vết cắn do côn trùng gây nên), một chút viêm sưng có thể là điều tốt cho bạn vì nó giúp tăng khả năng miễn dịch và tăng lượng máu cung ứng đến phần cơ thể bị thương. Tuy nhiên, trong dài hạn, viêm sưng lại là vấn đề lớn vì nó cản trở sự hoạt động bình thường của hệ miễn dịch và tàn phá não bộ.

Brain-Derived Neurotrophic Factor-BDNF

BDNF viết tắt cho brain-derived neurotrophic factor là hormone quan trọng để giải thích bằng cách nào đường có thể tác động đến hoạt động của não bộ

Nếu không có yếu tố này, các tế bào não mới sau khi được sinh ra sẽ phát triển không bình thường và chết đi trong một thời gian rất ngắn hay nói cách khác nó giúp sản sinh các tế bào thần kinh mới để duy trì khả năng nhớ của não bộ

Để phát triển thể chất,học tập, vui chơi với một bộ não hoạt động bình thường bạn cần có càng nhiều hormone này càng tốt.

Nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn nhiều đường làm giảm lượng BDNF: lượng BNNT thấp lại dẫn tới thừa lượng insulin, các bệnh về chuyển hóa chất và tiểu đường. Điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu nhiều làm giảm lượng BDNF, lượng BDNF lại làm xấu đi tình trạng đường huyết gây ra đường huyết cao… và vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại.

Lượng hormone thấp BDNF không phải chỉ đơn giản có vậy, nó còn gây nên bệnh trầm cảm, Alzheimer’s , các bệnh về trí tuệ khác như Hungtinton’s, tâm thần phân liệu, Hội chứng Rett một bệnh rối loạn về não bộ.

Schizophrenia-Tâm thần phân liệt

Chỉ có một số ít các nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc dung nạp ngũ cốc ( thực phẩm nhưng đóng vai trò như đường) với bệnh này. Đã từ lâu người ta đã nhận ra rằng những người bệnh này có vấn đề với các protein tìm thấy trong ngũ cốc ( gluten) có mối quan hệ chặt chẽ giữa schizophrenia và chứng Celiac( dị ứng gluten)

Thật thú vị là: giữa việc không cân bằng được lượng máu trong cơ thể và các hội chứng về chuyển hóa ( rối loạn chuyển hoá) và bênh tâm thần phân liệt cũng có liên quan rất mật thiêt

Trầm cảm và căng thẳng

Ăn nhiều đường có thể là nhân tố cơ bản để dẫn tới trầm cảm, căng thẳng tâm lý. Lý giải mối quan hệ này có thể là do chứng oxidative stress mà đường có thể gây nên hoặc sự htay đổi về lượng beta-endorphins (Một horment ở trong não có thể làm cho con người cảm hấy thoải mái, vui ve ) sản sinh dưới tác động cua đường

Bài viết liên quan

Vẫn có thể ăn đồ ngọt mà không hề ảnh hưởng tới sức khỏe? Sugar subtitutes

Source:
*http://olsonnd.com/what-sugar-does-to-your-brain/

*http://psychpundit.blogspot.com/2006/07/dietary-sugar-and-mental-illness.html

Bình luận về bài viết này